Vải tái chế – chất liệu mới cho một tương lai xanh. Củng cố môi trường sinh thái lành mạnh, an toàn và không độc hại.
Tình hình chung về thị trường vải tái chế
Có một sự thật không thể chối cãi về ngành dệt may. Chính là ngành công nghiệp này gây ảnh hưởng đến môi trường rất nghiêm trọng. Không chỉ tác động đến sinh thái trong giai đoạn sản xuất. Những thành phẩm dệt may cũng chiếm một vị trí lớn trong bãi rác của nhân loại. Những trào lưu fast fashion ngày càng được yêu thích. Việc sở hữu những kiểu dáng trang phục mới, bắt kịp xu hướng đã trở nên phổ biến. Chính điều đó đã làm cho ngành dệt may nói chung và ngành thời trang nói riêng phát triển cực kì mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề lại là khi xu hướng thời trang đó không còn nổi bật; quần áo sẽ bị vứt bỏ.
Chúng ta không thể tiếp tục làm hại môi trường như vậy được. Bởi vì môi trường bị ảnh hưởng cũng chính là chúng ta bị tác động. Các chuyên gia đã vô cùng đau đầu với vấn đề này. Bởi vì dù con người có ý thức “ăn chắc mặc bền” và không chạy đua theo xu hướng nữa. Lượng quần áo thải ra có thể giảm; nhưng chúng không thể tái chế, không thể phân hủy; tác động cũng không thay đổi bao nhiêu.
Chính vì thế, vải tái chế ra đời để tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất và phần nào bảo vệ môi trường sống của chúng ta được xanh, sạch, đẹp.
Vải tái chế là gì?
Tái chế là sử dụng những đồ vật, chất liệu hay bất kể những gì đã cũ có thể sử dụng để tạo ra một sản phẩm mới. Ví dụ như chai lọ tái chế, vỏ lon tái chế,…thì vải cũng vậy. Vải tái chế được kéo sợi từ plastic đã qua sử dụng. Sau khi được xử lý thông qua dây chuyền công nghệ hiện đại; chúng sẽ được tạo thành sợi polyester chất lượng cao để ứng dụng trong ngành may mặc. Cách tái chế này vừa giúp tái tạo nguồn rác thải nhựa vừa tạo ra chất liệu cho ngành may mặc.
Chất vải này hiện này được rất nhiều thương hiệu thương trang sử dụng. Lý do là để cùng đồng hành với nhân loại để xây dựng một hệ sinh thái xanh.
Đặc điểm vải được tái chế
Thời trang “xanh” – xu hướng sử dụng vải tái chế đang ngày càng thu hút mọi người. Những chất liệu khác dù được ưa chuộng nhưng sau thời gian sử dụng; chúng có thể bị vứt bỏ. Riêng đối với sợi polyester từ nhựa, chúng vẫn có thể tiếp tục mang đi tái chế. Tạo thành một vòng lặp khép kín liên tục sử dụng và tái chế.
Loại vải này không hề khác về chức năng hay cấu trúc hóa học so với những chất liệu còn lại. Chúng có thể được dùng để may đa dạng các loại trang phục từ quần áo mùa hè cho đến trang phục mùa đông.
Tính ứng dụng của vải được tái chế
Nhu cầu tiêu dùng hiện nay đang chuyển dịch dần dần sang những sản phẩm tái chế. Đây chính là sự lựa chọn tối ưu, mang lại tính bền vững và bảo vệ môi trường sống.
Các thương hiệu thời trang hiện nay đã áp dụng vải tái chế vào các sản phẩm của mình như: Adidas, Nike, Puma,.. Chúng đang dần chiếm tỷ trọng lớn và ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng may mặc. Không ngừng cố gắng giảm thiểu lượng chất thải rắn ra ngoài môi trường.
Ngoài ra, một vài loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên hiện có tại Thomas Nguyen Fabric cũng được xem là góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Ví dụ như vải tre, vải sồi, vải lanh,.. những chất liệu này được sản xuất từ xenlulozơ của các loại cây. Vì thế, chúng có khả năng phân hủy rất nhanh sau khi thải ra môi trường. Những chất liệu này được gọi là vải sinh thái; không chỉ an toàn mà còn cực kì tốt cho người sử dụng.
Vải được tái chế được sản xuất như thế nào?
Không giống những nguyên liệu nguyên sinh khác, vải tái chế phải được xử lý theo những quy trình vô cùng nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối.
Các quy trình sản xuất vải cơ bản diễn ra như sau. Đầu tiên, rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại theo màu sắc; mang đi làm lạnh và khử trùng. Tiếp đến, nhựa sẽ được mang đi nghiền nhỏ; và được nấu chảy thành hỗn hợp lỏng. Hỗn hợp polyester sau khi nấu chảy được đùn ép thành sợi polyester và cuối cùng được dùng để kéo sợi.
Đối với loại vải đặc biệt này, không cần xử lý nhuộm sau dệt nhiều. Vì thế sẽ tiết kiệm nước và giảm thiểu ô nhiễm do chất nhuộm gây ra.
Tiêu chuẩn chất lượng vải được sản xuất bằng phương pháp tái chế
Tái chế từ nguồn rác thải nên tiêu chuẩn chất lượng của chất liệu này phải được đảm bảo. Vì sức khỏe của người sử dụng vẫn là sự ưu tiên hàng đầu. Những sợi vải đạt chất lượng phải đạt tiêu chuẩn GRS: Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (Global Recycle Standard). Tiêu chuẩn này kiểm định các giá trị: thành phần nguyên liệu đã qua xử lý; quy trình sản xuất nghiêm ngặt, khép kín; lượng hóa chất sử dụng; vòng đời sản phẩm cùng khả năng tái chế.
Vải tái chế nằm trong danh mục những sản phẩm thân thiện môi trường cần được mở rộng sử dụng. Chúng góp phần bảo vệ hệ sinh thái cũng chính là bảo vệ cuộc sống bền vững của con người.
Xem thêm:
5 loại vải may quần tây tốt nhất cho những dịp trang trọng mà bạn nhất định phải sở hữu
Liên hệ:
THOMAS NGUYEN | FABRIC
Địa chỉ: 445/2/2G Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM.
Hotline: 0862860788
Fanpage: Vải may cao cấp – Thomas Nguyen Fabric
Email: vaimaythomasnguyen@gmail.com
Nhanh chóng – Chất lượng – Giá hợp lý!